Trước khi có sự xuất hiện của xi măng, ông cha ta đã sử dụng những nguyên liệu tuyệt vời để làm nên các ngôi nhà cổ tồn tại hàng thế kỷ. Hầu hết các công trình xây dựng của người xưa sử dụng gỉ mật trộn với vữa. Xây nhà bằng vữa là vôi và cát thì chúng sẽ liên kết nhờ không khí thẩm thấu dần từ ngoài vào trong.
Tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian và khó làm khô ở bên trong vì không khí không dễ gì luồn vào được. Trộn mật vào hỗn hợp này, mật sau một thời gian khoảng 10 – 15 ngày sẽ bị phân hóa thành CO2, phản ứng với vôi, gọi là hoàn nguyên đá vôi. Khi đó, tường sẽ cứng từ bên trong ra, rất chắc chắn.
Ở Việt Nam hiện có những công trình xây dựng mà đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên liệu đó là gì, chưa biết làm thế nào để kết dính các viên gạch thành một công trình khổng lồ như vậy. Gỉ mật có khối lượng phân tử lớn, trộn với một số chất phù hợp thì sẽ tạo thành hợp chất kết dính tốt. Loại vữa này khi đưa ra ngoài không khí nó cũng có những phản ứng tự động rắn, liên kết lại với nhau.
Việc trộn vôi với mật, hay gỉ đường tạo ra sự kết dính rất tốt. Tuy nhiên, cường độ chịu lực của các vật liệu này lại thấp. Vì thế, ngày nay người ta không sử dụng những vật liệu này nữa hoặc nếu sử dụng thì chỉ sử dụng đối với những công trình không đòi hỏi cường độ chịu lực cao.
Thời nhà Tần, Trung Quốc sử dụng gạo nếp với vôi ở Vạn Lý Trường Thành cũng không có gì là lạ. Bởi mạch nha chúng ta vẫn hay sử dụng được làm từ gạo nếp và cũng là một chất kết dính tốt. Chắc chắn là phải trải qua các công đoạn giống như từ gạo nếp làm thành mạch nha thì gạo nếp và vôi mới kết hợp với nhau để làm thành vữa xây dựng được. Xét cho cùng gạo nếp cũng chính là gỉ đường, về bản chất thì giống như gỉ mật.
Việc ứng dụng các loại vật liệu xây dựng này vào trong thực tế hiện nay là không cần thiết vì có nhiều vật liệu mới với giá thành rẻ hơn nhiều. Trong một số công trình cần trùng tu lại nên sử dụng các loại vật liệu này, vì tạo ra loại vữa này không có gì là phức tạp cả.
Các vật liệu kết dính xưa thực chất gần giống trong xây dựng hiện đại là vì thực chất nó cũng giống như xi măng. Xi măng là hợp chất hút nước để tạo thành dạng tinh thể nên nó rắn rất nhanh, sử dụng tiện lợi, vì thế nó được lựa chọn để thay thế những loại vật liệu xây dựng truyền thống kia.
Quách bảo quản thi hài vua Lê Dụ Tông cũng sử dụng bằng các vật liệu này. Các quách này giống như những bức tường thành vững chãi bao kín các mặt quan tài bảo vệ quan tài và xác ướp bên trong khỏi bị tác hại của không khí, rất kiên cố, tồn tại có khi đến vài nghìn năm.
Hỏi: Tại sao trong các công trình cổ, người ta có thể sử dụng mật mía làm vữa xây dựng được?
Nguyễn Quang Thái (Hà Nam)
PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Mật mía trộn vào vôi vữa, khi gặp khí CO2 trong không khí sẽ dẫn đến những phản ứng kết dính. Trộn mật vào vữa, mật sẽ chuyển hóa thành CO2 trong khoảng từ 10 – 15 ngày. Khi đó, CO2 sẽ phản ứng ngay với vôi nên sẽ rắn từ bên trong ra. Hỗn hợp này khi tiếp xúc với không khí sẽ ngày càng rắn chắc lại. Không khí sẽ làm khô từ trong ra ngoài, vì thế độ rắn chắc sẽ rất lớn và không khí không luồn vào được. Quá trình này gọi là hoàn nguyên lại đá vôi. Ngoài ra, người ta còn sử dụng gạo để trộn vào vữa vì gạo cũng là chất hữu cơ, có thể phân hủy thành CO2 giống như mật mía. Ngày nay, người ta sử dụng xi măng trong xây dựng để đảm bảo độ nhanh và tiện dụng cho các công trình.
Theo: Khoa Học và Đời sống
Vữa Xây Dựng Từ Mật Mía bạn có thểm xem thêm các thông tin sau:
Giá bán/thông tin vữa xây dựng từ mật mía:
- 80.000 đ/lit
- Đặt hàng: 08.69.32.69.46 (zalo)
Bạn đã hiểu về vữa xây dựng từ mật mía:
- vữa xây dựng từ mật mía là gì?
- vữa xây dựng từ mật mía có tác dụng gì?
- vữa xây dựng từ mật mía sử dụng như thế nào?
- cách bảo quản vữa xây dựng từ mật mía?
- tên gọi tiếng anh vữa xây dựng từ mật mía?
Hãy tham khảo: https://thaiphong.net/shop/mat-mia-ngon/
Thân ái!
Báo chí internet nói về vữa xây dựng từ mật mía: